• Bạn phải đăng nhập để sử dụng bookmark
Tùy chỉnh

Dõi theo từng con chữ được ghi(6)

Độ dài 2,623 từ - Lần cập nhật cuối: 2023-08-01 11:06:01

Trans: Gold

Edit: JackJs

________________________

“Được rồi, ta vào bài bữa nay luôn nào! Cậu có thấy đoạn nào khó hiểu không?”

“Kể từ lúc tham gia vào mảng kem bôi ấy, mình nhận ra rằng mình không vận dụng số học tốt cho lắm.”

“Ồ, cũng phải, ca này thì đúng là khó thật.”

Công thức bao gồm nhiều tỉ lệ thành phần khác nhau, nên việc nó khó đối với cô cũng không phải chuyện ngoài dự đoán.

“Hay là hôm nay chúng mình cùng tập trung cày toán nhé? Ta có thể dùng công thức chế kem bôi nha đam làm ví dụ luôn.”

Tôi hình dung bằng cách này mình có thể “một mũi tên trúng hai đích”. Một mặt, việc dùng ví dụ thân thuộc sẽ dễ nhớ hơn, mặt còn lại là nó sẽ giúp cô chuẩn bị hành trang trước khi việc tăng gia sản xuất bắt đầu.

***

Sau khi để lại quyết định cho người điều hành - Dì Yuika, dì ấy đã quyết định sẽ tăng sản lượng kem bôi nha đam. 

Bởi lẽ quy trình sản xuất đều làm thủ công, việc tuyển dụng nhân lực cũng là chuyện tất yếu. Nhưng có lẽ vì lượng công việc cũng có hạn nên dì Yuika quyết định sẽ nhường vị trí đó cho những người đang gặp khó khăn về mặt tài chính. Đại khái gồm những nhà mà trụ cột gia đình đã mất hoặc những cá nhân đang phải đương đầu với bệnh tật.

Hơn hết là dì đã ưu tiên cho đàn bà phụ nữ, những người không đủ sức gồng gánh những công việc nặng nhọc. Đây là một phương pháp để duy trì sự bình yên ở làng và giúp bình ổn những mắt xích yếu trong xã hội trước khi nó gây ảnh hưởng tới toàn bộ cấu trúc cộng đồng. Một ý tưởng tựa như dự án công cộng vậy.

Tôi vô cùng ấn tượng với năng lực xử lý của Dì trong việc quản trị kinh doanh. Thế nên tôi đã không do dự mà lập tức đồng ý tham gia vào nhóm hướng dẫn quy trình sản xuất cho nhân viên mới.

Bởi vì họ đều không biết cách đọc, kế hoạch là tôi và dì Yuika sẽ dạy cho họ có nền tảng trước khi chuyển sang cho Maika giám sát. Bước đầu chúng tôi để dân làng thực hành trong khi nghe giảng. Việc chế biến cũng chẳng khó hơn nấu ăn là bao, thế nên không có tai nạn nào xảy ra cả.

…Cho đến khi chúng tôi xong việc.

Một dân làng trước đó còn tỏ vẻ hứng thú khi thấy sản phẩm mẫu, đã lẩm bẩm những lời mà có chết tôi cũng không thể bỏ qua.

“Nhớ lại cái thứ mà ngày nào mẹ mình vẫn thường làm quá.”

Cái gì vậy? Tôi có bị lãng tai không nhỉ?

Dò theo hướng phát ra giọng nói đó, tôi nhận ra nó đến từ Tanya - một cô gái mộc mạc với khuôn mặt lấm tấm tàn nhang đang ở cuối độ tuổi niên thiếu.

“Tanya này, chị giải thích thêm cho câu vừa rồi được không?”

“Hửm? Ờm… Không có gì đâu mà, chỉ là trông chúng nó giống nhau thôi. Thứ kia khác hẳn cái này nên em không cần phải lo.”

Buồn ghê, tiếc là em không thể thả chị dễ như vậy được. Thứ đó giống đến đâu ta? Nó được làm như thế nào vậy nhỉ?

Tôi bắt đầu thấy thích thú với thứ đó rồi đây.

Quy trình sản xuất kem bôi nha đam do tôi tự nghĩ ra, chắc chắn nó vẫn ẩn chứa vài điểm có thể cải thiện được. Phương thức chế biến hiện tại chỉ yêu cầu đem nấu nha đam với mỡ động vật, trộn đều với nhau và để chúng khô dần. Nếu có quyển sách dạy chế thuốc nào đó thì tôi đã có thể đơn giản hóa quy trình rồi.

“Chị đen rồi, làm gì không làm rốt cuộc lại khơi gợi sự tò mò của em. Tại sao thứ kem này lại khiến chị nhớ về cái gì đó mẹ chị từng làm?”

“Đến chị cũng chẳng rõ nữa…”

Chị Tanya không biết trả lời kiểu gì và chỉ đáp lại bằng cách cười lúng túng.

“Em xin lỗi vì làm khó chị quá. Để em hỏi lại nhé: nó làm chị nhớ về cái gì?”

“Ờm… Để chị xem nào…”

Chị ấy từ từ nghiêng đầu trong khi vắt óc suy nghĩ.

Dù không phải người nhanh trí cho lắm, nhưng tốc độ và sự lanh lợi của chị khi làm việc thì lại không chê vào đâu được. Chị ấy là kiểu người mà sau khi tính toán cẩn thận xong sẽ bắt tay vào việc ngay lập tức.

“Mẹ chị vẫn hay làm loại thuốc mà có thể thoa lên da kiểu vậy. Đắp nó lên mấy chỗ bị thương cũng được, nhưng cái chính là nó làm da trở nên mềm hơn.”

“Ồ, nghe hay thế ạ; đúng là cảm giác giống kem bôi nha đam của em thật. Vậy nó khác ở chỗ nào?”

“Ừm… Khác nguyên liệu sử dụng.”

“Chị còn nhớ mẹ mình đã dùng nguyên liệu gì không?”

Tanya gật đầu cười.

“Nhớ chứ sao không, mẹ chị dùng sáp ong đấy!” 

“Sáp ong cơ á? Chứ không phải mật ong?”

“Đúng thế, trực tiếp từ tổ luôn; mật ong thì nhà chị dùng cho việc khác. Chị nhớ là còn thiếu cái gì đó nữa cơ, mà nghĩ mãi không ra được.”

“Sáp ong à…”

Một lần nữa, tôi lẩm bẩm trong sự kinh ngạc.

Có thể tạo ra thuốc bôi không phải từ mật ong, mà là từ sáp ong á. Làm kiểu gì thế nhỉ? Không phải sáp ong cô đặc từ tổ cứng lắm sao? Mà rốt cuộc nó làm từ chất gì mà cứng tới thế? 

Ban đầu cảm giác còn khá bỡ ngỡ, nhưng sau khi nhận ra rằng chính bản thân mình còn không biết rõ thành phần của tổ ong là gì thì tôi mới dần bình tĩnh lại. Liệu có khi nào đó cũng là một kiệt tác vô cùng công phu được tạo ra bởi những chú ong, giống như mật của chúng không?

“Nhà chị chế được một thứ giống kem bôi nha đam từ sáp ong cơ à, lạ thật đấy.”

“Chị nghĩ việc em tạo ra một loại thuốc tựa thế từ lá cây còn lạ hơn.”

“Haha, có khi chị nói đúng.”

“Haha, thật vậy nhỉ.”

Thú vị rồi đây. Tôi muốn tìm hiểu chi tiết hơn nữa, nhưng có vẻ chị Tanya chỉ biết tới thế thôi. Mẹ chị chắc hẳn có thể cho tôi biết nhiều hơn, nhưng thật buồn là gia đình chị giờ đây không còn bóng dáng cả cha lẫn mẹ nữa — đó cũng là lý do chị được tuyển vào công việc này.

“Mà này chị Tanya ơi, có mấy lần em cũng thấy chị đi thu hoạch mật ong.”

“Ừ, dù gì cha chị cũng hành nghề nuôi ong mà. Chỉ có điều chị không được giỏi cho lắm…”

Dường như ngoài người cha đã mất của chị ra chẳng còn ai biết phương pháp để nuôi bọn ong nữa cả. Sau khi ông mất, mẹ chị đã cố gắng tiếp quản công việc, nhưng một chuyện đang buồn đã xảy ra, bà cũng mất sau đó ít lâu.

Trong gia đình giờ chỉ còn lại chị Tanya và một đứa em trai, cả hai chị em đều chưa từng có cơ hội được học hỏi kĩ càng về cái nghề nuôi ong này. Kể cả với chị Tanya, điều duy nhất chị biết chỉ là cách thức lấy mật ong từ những tổ xuất hiện ngoài tự nhiên. 

Thường anh Quid vẫn hay ghé mua những mảnh sáp ong. Nhưng do tiền bán chúng cũng không nhiều nhặn là bao nên nghề chính của chị vẫn là làm nông. Những kiến thức và phương pháp được truyền lại từ nền văn minh cổ đại cứ thể kiểu gì cũng sẽ bị chôn vùi không còn một vết tích.

“Tiếc thật nhỉ…”

“Chị xin lỗi. Chỉ ước rằng chị đã đỡ đần gia đình mình được nhiều hơn… Nhưng mẹ chị vẫn luôn cấm chị làm thế, liên tục nói rằng chị sẽ không bao giờ giỏi được như cha; bà cũng nói thêm rằng việc của chị là trên cánh đồng.”

Khuôn mặt chị xuất hiện một nụ cười buồn rầu.

Hiển nhiên chị ấy không có lỗi, hay nói đúng hơn thứ sai lầm chính là cái mô hình cộng đồng nông nghiệp đáng khinh bỉ này. Chị Tanya cũng chỉ là một nạn nhân của nó, một người bị cướp mất những người thân trong gia đình.

“Chị chẳng có lỗi gì cả.”

“Mật ong chỉ đơn giản là vô cùng ngon và giàu dinh dưỡng. Hơn nữa nếu sáp ong cũng có công dụng riêng, em chắc rằng hành trình tìm hiểu thêm về ngành nuôi ong sẽ vô cùng thú vị.”

“Mấy đứa đang bàn luận gì mà nghe vui thế?”

Dì Yuika để ý được tôi đang trong tâm trạng hào hứng và cùng tham gia.

“Dì đến đúng lúc quá.”

“Hehe, nãy giờ dì nghe thấy cả đấy. Đối với ngôi làng mà nói thì nuôi ong đúng là nghề rất quan trọng. Thời mà cha mẹ của Tanya còn sống, họ không chỉ làm mật ong mà còn tạo ra nến nữa— thứ đó giúp ích cho làng ta rất nhiều.”

Nghe hay thật đấy. Nhận ra ta có thể tạo ra nến từ việc nuôi ong làm tôi còn háo hức hơn nữa. Nếu thành công tạo ra một loại nến mà nhà nào cũng mua được, ta có thể sinh hoạt lâu hơn vào ban đêm — năng suất làm việc biết đâu sẽ tăng. Dù rằng nó đồng nghĩa với việc vấn nạn lao động quá sức cũng lên theo.

“Dì Yuika thấy sao? Ta không đủ tiền để mua gia súc như trâu bò hay ngựa, nhưng chỉ để nuôi ong thì vẫn trong tầm chi trả được đấy.”

“Dì cũng nghĩ thế đấy Ash.”

Việc một nghề có thể đồng thời tạo ra nhiều loại sản phẩm đúng là tuyệt vời mà. Chưa kể mật ong còn là mặt hàng dễ bảo quản và có thể đem bán với giá cao. Đầu tư vào nó sẽ chẳng phát sinh ra vấn đề gì cả. Có cảm giác như dù ở thế giới nào thì đồ ngọt vẫn là một món vũ khí uy lực như nhau.

“Được, quyết định rồi! Nghiên cứu nghề nuôi ong sẽ là bước tiếp theo cho mục tiêu nâng cao chất lượng đời sống của làng!”

“Dì biết là làng mình có thể trông đợi vào cháu mà.”

Dì Yuika nói thêm.

Chưa dám chắc đâu nha.

Tôi không hề nhớ là mình đã bắt gặp bất kỳ quyển sách nào về ngành nuôi ong ở nhà thờ cả. Chắc chắn tôi phải nhờ Folke giúp lùng sục nó rồi, nhưng cũng không có gì đảm bảo một cuốn sách như thế có thể xuất hiện tại ngôi làng này.

“Trước hết phải tìm đọc qua sách để tham khảo cái đã. Hiện tại thì cháu chỉ là một đứa nhóc vô năng thôi.”

“Dì sẽ không hùa theo cái vế sau đâu, nhưng cháu nói đúng; bước đầu mà đã bế tắc thì chắc chắn chẳng làm ăn được gì cả. Để dì liên lạc với gia đình ở thành đô xem sao. Dì sẽ cố thu thập nhiều thông tin nhất có thể.”

Hai chúng tôi cùng mỉm cười trong lúc tự hỏi ngày nào dự án mới có thể tiến hành.

Bọn ong sẽ quay lại lao lực vào mùa xuân, và khá chắc là chúng ta sẽ không chuẩn bị kịp cho năm sau. Cầu cho mọi thứ sẽ sẵn sàng vào năm tiếp theo đó.

“Xin phép được chen ngang ạ…”

Chị Tanya chậm rãi nói trong khi nghiêng đầu.

“Cha chị trước đây vẫn thường mang theo một cuốn sách bên mình. Trên bìa sách có minh họa của một con ong.” 

Chỉ bằng câu nói đó, ánh mắt của cả tôi lẫn dì Yuika hướng thẳng về hướng nơi thiếu nữ với khuôn mặt lấm tấm tàn nhang đang đứng. 

“Liệu nó có giúp gì được cho em không?”

Một nụ cười bẽn hiện lên trên khuôn mặt, kèm theo đó là câu nói trong do dự của chị.

Chị đúng là cứu tinh mà.

Tôi không hề biết là vẫn còn nơi khác ngoài nhà thờ có cất sách đấy.

Bằng sự cẩn thận, từ tốn và tha thiết từ sâu thẳm trong tim, tôi xin phép chị Tanya được nhìn thấy quyển sách đó. Chị ấy lập tức đồng ý, nhưng khi tôi đòi phải đọc cho bằng được ngay bây giờ, nó thay đổi thành lưỡng lự và chị không còn biết nên đáp lại kiểu gì cả. Sau cùng chị chỉ giải thích vài chuyện rằng nhà chị giờ đang như một mớ hỗn độn.

Ủa rồi nó liên quan gì tới sách?

Bất kể có là nơi nào đi nữa, miễn đọc được thì ở đâu cũng thế cả, kể cả có là núi cao tuyết phủ hay bão tố đại dương. Bởi lẽ sách dù cho thế nào thì chúng vẫn sẽ kể lại những câu chuyện và truyền đạt những kiến thức ẩn chứa trong đó. Nói là vậy thôi chứ độc giả hẳn vẫn sẽ do dự trước những tình huống nguy hiểm tới tính mạng như thế.

Trong khi tôi đang cố phân tích những suy nghĩ đó cho chị ấy, cả dì Yuika lẫn Maika cùng chen vào nói rằng việc tôi đến nhà ai đó mà không báo trước là điều kiêng kị. Có vẻ tôi đã bị áp đảo rồi.

Nếu đã vậy thì tôi đành nín nước mắt vào trong và chấp nhận thôi vậy…

“Thế em đọc ở bên ngoài là được đúng không?”

…Hoặc là bản thân có thể lươn lẹo tìm một cách khác! Tôi không từ bỏ nó dễ thế đâu! Tôi sẽ kiên trì tới khi một cái kết bất hạnh chờ đón mình!

“Bên ngoài?”

“Đúng rồi chị, ngay ngoài cửa luôn ấy ạ. Túm lại là xin chị cho em nhìn thấy nó đi ạ!”

“Em muốn đọc nó tới thế luôn hả?”

Tôi như bị xúc phạm vì câu hỏi đó!

“Tới thế luôn đấy ạ! Hỏi thế có hơi thừa không chị?”

Không biết vì lý do gì, chị Tanya quay mặt qua hướng khác. Dì Yuika thì đang từ từ lắc đầu. Đến cả Maika cũng nhìn tôi bằng ánh mắt lạnh nhạt.

“Tới thế rồi vẫn chưa đủ ạ? Vì sao vậy? Em phải làm gì thì mới được động tay vào cuốn sách đó? Cứ nói đi rồi em làm luôn!”

“Thôi dừng đi, thế đủ rồi! …Em có thể đọc nó tùy thích.”

Cuối cùng chị ấy cũng đồng ý, đáng ra phải thế ngay từ đầu chứ. Tôi hít thở thật sâu để bình tĩnh lại.

“Ừm thì… Vậy là em sẽ đến nhà chị nhỉ?”

“Tất nhiên rồi, giờ đi luôn thôi nào! Gặp lại hai người sau nhé Maika và dì Yuika!” 

Tôi phải đến đó sớm nhất có thể để bù vào thời gian phí công thuyết phục chủ nhà, vậy nên bản thân liền đến đó chờ trước. Dù chưa một lần ghé qua nhà chị ấy trước đây, ngôi làng này là quá nhỏ để có thể khiến tôi phải đi tìm nhà.

“Cháu tưởng Ash phải trầm tính hơn cơ.”

Chị Tanya nói.

“Dì nghĩ đa số dân làng cũng tưởng bở như cháu thôi.”

Dì Yuika đáp.

“Nhưng đó cũng là một điểm thu hút ở cậu ấy mà. Ấy chết, em đi theo luôn được không chị Tanya?”

Maika hỏi.

Từ phía sau, tiếng phụ nữ nói chuyện với nhau vang tới tận tai tôi. 

Nhấc cái chân lên và nhanh đến đó đi nào.

Bình luận (0)Facebook