• Bạn phải đăng nhập để sử dụng bookmark
Tùy chỉnh

Để rồi trang tiếp theo được lật ra(1)

Độ dài 1,781 từ - Lần cập nhật cuối: 2023-06-11 15:00:29

Trans: Gold

Edit: Chuột; JackJs

________________________

Kể từ ngày đó, Cha Folke đã dốc  toàn lực vào ngôn ngữ cổ. Tới mức tôi đã phải cảnh báo lão đừng quay lại làm tên linh mục xác sống trước kia khi mà thấy lão cứ bám lấy bàn làm việc, thậm chí quên cả ăn cả ngủ. Tôi đã nói rằng ngủ không đủ giấc có thể làm suy giảm khả năng tư duy, ảnh hưởng tới tiến độ. Đồng thời việc tuyệt thực sẽ dẫn tới không có sức để làm việc. Tôi cũng có thể nói rằng ông ấy đang tự hao tổn tuổi thọ của mình, nhưng chắc là lão không bận tâm đến chuyện đó đâu. Bên cạnh chuyện tuổi thọ trung bình ở thế giới này tương đối thấp thì tỉ lệ tử vong do bệnh tật cũng cao hơn. Không thể trách được việc sẽ có những người muốn hết mình vì đam mê trong cái thế giới nơi họ không biết ngày mai mình có còn mở mắt ra được nữa hay không. Có lẽ đây là lý do mà tôi luôn sống thật với bản thân hơn là so với tiền kiếp. 

“Này Ash ơi! Nếu con rảnh để đọc sách thì lại giúp ta cái nào! Đọc nữa chỉ làm con lười biếng hơn thôi. Một thằng lười thì không thể kiếm nổi vợ đâu!”

Và cứ như vậy, mùa xuân là lúc việc đồng áng chất một đống kèm theo người cha nổi hứng phá rối thời gian đọc sách ít ỏi của tôi, tôi luôn sẵn sàng để gi—nhẹ nhàng đẩy và và đá ổng ra chỗ khác. Thật sự vô cùng nhẹ nhàng. Tất nhiên tôi sẽ không thật sự làm thế rồi. Ít nhất chưa phải bây giờ thôi… [note51583]

“Được thôi, cha cần con giúp việc gì ạ?”

Tôi vâng lời đáp lại để rồi cha tôi mỉm cười.

“Giờ Quid đang ở đây. Ta sẽ đem lúa từ vụ đông bán cho cậu ấy.”

“Ồ, ra là anh Quid đã trở lại. Đã tới lúc rồi cơ à.”

Quid là một thương nhân bán rong thường ghé qua làng tôi. Đi nửa ngày đường với tốc độ của xe ngựa ta sẽ đến một thành phố lớn, đó là người ta đồn thế. Tôi chưa bao giờ đặt chân đến hoặc nhìn thấy nó từ xa nhưng tôi đoán rằng thành phố đó thật sự tồn tại.

Do khoảng cách không quá xa, chắc chắn sẽ có người nghĩ rằng nông dân sẽ mang sản phẩm thu hoạch được tới thành đô để bán ở những phiên chợ sớm, nhưng ở làng này thì không. Thay vào đó một thương nhân như Quid sẽ đến làng mua nông sản rồi bán nó ở thành đô. Ngược lại anh ấy cũng bán cho làng những thứ anh mua được ở đó. Có vẻ là vì ở thành đô mọi giao dịch đều được thanh toán bằng tiền trong khi ở đây chúng tôi đem hàng hóa đi trao đổi trực tiếp. Bằng việc coi một thương nhân như bên trung gian, chúng tôi phải chịu bán với giá thấp hơn giá ở thành đô. Chuyện đó có vẻ buồn nhưng nghĩ lại, thương nhân họ sẽ không thể kiếm ra tiền để sống nếu không làm thế. Câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao dân làng lại phải thuê một người trung gian.

“Này, Quid! Có vẻ cậu lại trốn thoát khỏi lũ quỷ thêm lần nữa nhỉ!

“Haha, thật thế, tôi khá là tự tin trong khả năng tẩu thoát của mình đấy.”

Hẳn là ai cũng đoán ra sau khi nghe những lời họ vừa trao đổi kia rồi—riêng tôi thì không. Bản thân vẫn luôn thắc mắc liệu bọn quỷ thật ra là cái quái gì. Đó là phép ẩn dụ cho mãnh thú hay lũ trộm sao? Hay thậm chí còn nguy hiểm hơn thế? Tôi từng hỏi về nó một lần nhưng lúc đó câu trả lời đã không dẫn tôi đi tới kết luận cuối cùng giữa một một câu chuyện để nhát ma trẻ con hay cảnh báo của một mối nguy có thực. 

Tôi ước bọn họ không coi tôi như trẻ con trong khi tôi đang nghiêm túc đi hỏi. Ờ thì tôi là trẻ con thật, nhưng mà…

Cha con tôi đặt những bì lúa mạch trước Quid để anh ấy có thể cân khối lượng nông sản.

“Ừm, bì này nặng đấy; chất lượng cũng tốt. Với lượng lúa này thì tôi nghĩ giá 4 xu đồng. Có ổn không?”

Vẫn như thường lệ, anh ấy không cân hàng đúng cách. Việc cân hàng vẫn có tồn tại ở thế giới này, nhưng anh ta lại không thèm mang theo cân để dùng. Thành ra giao dịch ở đây hoàn toàn dựa trên nền tảng niềm tin vững chắc, bằng không thì một bên sẽ bị cấm buôn vì bên kia cố tình lừa gạt.

Cha tôi liền chọn ra những món hàng tổng đáng giá 4 xu đồng và rồi hỏi.

“Muối bán bao nhiêu?”

“Một hũ là 12 xu sắt. Xin lỗi nhưng giá muối sẽ đắt hơn vào mùa đông.”

Một xu đồng bằng 20 xu sắt. Sự ổn định của mệnh giá này có vẻ là nhờ không có sự lưu thông tiền giả. Tuy nhiên khá lạ khi mà có một hệ thống kinh tế tiền lưu hành ở cấp độ văn minh hiện tại. [note51584]

“Nếu cậu đã nói vậy thì chịu. Còn gia vị thì sao? Cả đá mài nữa.” 

“Trọn một bộ gia vị thường dùng là 15 xu sắt. Còn đá mài là 8 xu sắt. Ông lần này không cần thuốc nhỉ?”

“Đúng nhỉ, thuốc hạ sốt cũng cần nhiều.”

“Một lọ là 8 xu sắt.”

Cha tôi rên rỉ với vẻ nghiêm trọng trên mặt khi đăm chiêu nhìn về mấy bình rượu bằng sứ.

“À vâng, tất nhiên rồi, rượu mật giá 20 xu sắt”

Quả là một cái giá cắt cổ cho một thứ gần như được dùng hết trong một đêm, nhưng nó vẫn trong tầm dự đoán. Rượu mật ở thế giới này khác hẳn với bia lúa mạch mà mọi người ủ tại nhà, bia tự ủ không hơn gì một thứ thay thế cho nước uống thông thường cả. Có khi còn có thể nói khó có thứ nước giải khát nào tệ hơn cả, do việc uống nước khoáng đem lại khá nhiều rủi ro. Thực chất, bia tự ủ nó có vị khá kì lạ dù rằng nó miễn phí. So với thứ bia đó thì rượu do Quid đem tới mới là mỹ vị thật sự; nó làm người uống hoàn toàn chìm sâu vào men rượu. Trong một ngôi làng nơi mà niềm vui ngắn chẳng tày gang thì rõ ràng thứ đồ uống có cồn này là thứ mang khả năng làm con người ta phát điên. Dù thật ra thế giới nào cũng thế thôi.

“Cậu không thể cho tôi một ít được sao? Một ít thôi…”

“Hô? Chỉ từng đấy thôi ư?”

“Không, chưa phải…”

Tôi chỉ về một trong những món hàng được bày bán sau khi thấy vẻ đau khổ trên mặt ông. 

“Một là cha mua tấm vải đó đã rồi hãy nghĩ tới rượu chè hoặc hai là về mẹ sẽ điên lên.”

“Cái gì cơ? À đúng vậy. Haha, con đúng là một đứa trẻ ngoan Ash ạ!”

Không bắt buộc phải là một tấm vải tốt như mới; khả năng cao đây chỉ là một mẩu hoặc vải thừa từ hàng tồn của thợ may ở thành đô. Nó vẫn đủ dùng để vá lại quần áo hoặc làm giẻ lau bụi còn không thì để lấp mấy vết nứt trong nhà cũng được.

“Anh có khuyến mãi được thêm hai cái kim chỉ coi như hàng tặng kèm không ạ?”

“Mơ đi đâu thế nhóc! Vải là 10 xu sắt và 2 kim là thêm 6.”

Mua thế là xong hết những thứ cần thiết rồi. Tốt nhất là nên trả nốt bằng tiền mặt để giữ phần tiền còn lại làm bảo hiểm.

Ông già nhà tôi luôn cố mua—và đã nhiều lần mua—thứ rượu luôn làm ông bị mẹ tôi chửi cho một trận. Tôi thì luôn đứng về phe của bà. Cơ bản mà nói thì cha tôi là một con sâu rượu vô vọng, thậm chí ngay cả bây giờ ông ấy vẫn đang thương nhớ bình rượu kia.

“Có lẽ hôm nay không được rồi…”

Ông lẩm bẩm.

“Tôi cũng buồn lắm nhưng phải nói thật là nếu giảm giá thêm nữa thì tôi chỉ có nước cạp đất mà ăn thôi.”

Quid vừa nhếch mép vừa lắc đầu. Anh ta liếc qua người cha đang rũ vai vì thất vọng của tôi.

“Nhưng mà… nếu tôi không bán được bình rượu này trong nay mai thì có khi phải đem bỏ nó thật rồi. Vì có vẻ không ai muốn mua nữa nên tôi chấp nhận chịu bán nó làm hàng kèm vậy!”

“Thật sao?!”

“Chỉ hôm nay thôi đấy ông David! Nhớ là không tiết lộ cho ai khác đâu nhé? Không phải ai tôi cũng khuyến mãi như thế này đâu.”

Thế là người cha đang cười không ngậm được mồm của tôi đã tiêu sạch tiền, thứ mà đáng lẽ ra phải được đem đi tiết kiệm.

“Cha có chắc là mình sẽ ổn không đấy?”

“Im miệng lại! Người lớn đang nói chuyện! Đây là thức uống mà mọi người đàn ông đều cần phải có để làm việc!”

Lý do quái gì thế! Tôi biết nói cái gì để phản đối giờ. Hơn ai hết tôi hiểu con người ở thế giới này cần có những thứ xoa dịu tinh thần họ. Mà dù sao thì lát nữa ông ta cũng sẽ nếm mùi cơn thịnh nộ của mẹ tôi thôi.

“Còn anh, liệu có ổn không, Quid?”

“Haha! Sao mà tôi nói mình ổn được cơ chứ, nhưng là một thương nhân tôi phải bán cho người muốn mua nó.”

“Không, em đang nói tới cái giá bán cơ.”

“Hửm? À ừ thì nếu tôi mang nó lại thành đô cũng không chắc sẽ có người bỏ tiền ra mua nó cả. Còn nếu để tới lần tiếp theo tới lại bán thì có khi nó hư mất tiêu rồi, thôi thì bán nó như hàng kèm cũng được!”

“Ra vậy sao?”

Chuyện giữa tôi và anh vẫn chưa xong đâu tên gian thương Quid ạ—tôi đã chờ rất lâu chỉ dành cho thời khắc này.

Cơ mặt tôi giãn ra mỗi khi nghĩ về hương vị của con mồi vừa lọt bẫy kia. Tôi lặng lẽ bước tới một bên Quid đang đứng đằng sau gian hàng và thì thầm

“Em e là anh vừa tính sai giá rồi ạ.”

Bình luận (0)Facebook