Tensei Shoujo no Rirekisho
Kazuki KarasawaRein Kuwashima
  • Bạn phải đăng nhập để sử dụng bookmark
Tùy chỉnh

Arc Nông thôn ⑤ – Đây là một ngôi làng mới!

Độ dài 1,278 từ - Lần cập nhật cuối: 2021-11-27 18:53:50

‘HoHoHoHo!

Tốt ghê, nhiều thật!

Nhiều quá đê! Cơ mà chúng nhỏ thật.

Bẫy cá là một đại thành công. Tuy lớn tầm ngón tay cái của người lớn nhưng có tận 10 con trong bẫy.

Khi nhìn thấy bên trong cái bẫy, Shuu và Maru như không dám nhúc nhích vì quá bàng hoàng .

Nhìn thấy từ xa, đám nhóc trong làng quây quần quanh tôi khi bảo rằng chúng cũng muốn tự mình bắt cá. Sau khi bảo đám nhóc vào ngày mai hãy đem toàn bộ rơm có thể đem theo từ nhà và cùng nhau làm bẫy cá tại đây, chúng cuối cùng cũng bình tĩnh lại.

Đám nhóc như gây náo động khi bảo rằng tôi tuyệt vời và vĩ đại như thế nào, trong khi tôi cười toe toét. Guhehehehe

Vâng, vâng, không có chi. Hỡi quần chúng nhân dân, ca tụng ta nữa đi!

Tâm trạng đang được tốt nên tôi dạy đám nhóc về loại cỏ nào có thể ăn được. Sau đấy, chúng lại gây náo động về việc tôi tuyệt vời và vĩ đại như thế nào. Vâng, vâng, không có chi.

Bố mẹ tôi đã rất phấn khởi sau khi tôi trở về và cho họ xem mấy con cá bắt được. Bố, mẹ – sao hai người không khen ngợi con thêm nữa đi? Đây là đứa con gái quý giá mà nhỉ? Chẳng phải vậy sao? Ufufu

Bữa tối hôm đó có lẫn cả cỏ dại và cá. Vì xương cá rất đáng sợ nên tôi không dám ăn, nhưng súp cá đã làm rất tốt việc của nó và cực ngon luôn. Nó là thứ ngon nhất cho đến giờ mà tôi từng ăn. Dù tôi chỉ mới sống được có một năm.

Sau đó, tôi làm thêm bẫy cá nhỏ, dép và giỏ cùng với lũ nhóc trong làng trong lúc dạy chúng.

Những ngày như thế cứ tiếp diễn, khi ân cần và giải thích cặn kẽ cách đan rơm cho đám nhóc trong làng thì một trong số chúng lại thốt lên câu: “Không lẽ Ryou là pháp sư!?”. Đám nhóc xung quanh ngay lập thức làm ầm lên và phản ứng kiểu “Đúng thật, có thể lắm chứ!” Có thật không vậy? Tôi có thể là một trong số họ thật, sau cùng thì tôi có đủ mọi loại kiến thức và công nghệ mà. Chúng đến từ kiếp trước của tôi – ở tại một ngôi làng khai hoang, tôi có thể trở thành một trong số họ đấy nhỉ. Ufufu.

Nếu “Pháp sư = Người có công nghệ tiên tiến”, thì gọi tôi là một trong số họ cũng không ngoa! Chichinpuipui!

“Nhưng cha mình bảo rằng nếu cha hoặc mẹ không phải Pháp sư thì không thể trở thành một trong số họ được đâu, nên chỉ có mỗi Quý tộc mới có thể!”

Hể, ra là như vậy sao. Hừm. Đất nước này có Quý tộc sao.

Vậy đồng nghĩa với việc có cả Hoàng tộc và Hoàng tử. Bé muốn xem thử mặt mũi của Hoàng tử ra sao[note36677].

Mà, nếu đám Pháp sư là Quý tộc thì tại đất nước này, ma pháp (Ý bé là công nghệ tiên tiến, pupupu) và kiến thức là thứ độc quyền của những kẻ quyền lực và có tầm vóc.

Ý tôi là, trong làng chẳng có lấy một cái trường học. Họ có thể nói nhưng không biết đọc hay làm toán.

Càng tệ hơn, dù đây là một ngôi làng nông nghiệp nhưng họ chẳng biết trồng trọt vụ mùa hay có chút kiến thức hằng ngày cả. Không chỉ mỗi trẻ em mà còn cả người lớn.[note36671] Điều này thực sự rất khó hiểu. Người dân trong làng sống đến tận nay bằng cách nào hay vậy?

Có lẽ ngôi làng này được thành lập để khai hoang. Tôi nghĩ rằng vì muốn mảnh đất này được khai hoang được nên chúng đã tập hợp một đám người chẳng biết gì về trồng trọt lại. Những người sống ở ngôi làng này cơ bản là mấy cặp đôi trẻ có con, được gọi là gia đình hạt nhân[note36672]. Những những người cao tuổi đầy kiến thức như các ông, các bà thì lại mất tiêu mất tăm.

“Ngôi làng được thành lập lúc nào vậy?”

Sau khi cuộc thảo luận về Quý tộc và pháp sư lắng xuống, tôi nghĩ rằng đã đến lúc phải mạnh dạn nói lên câu hỏi đã quanh quẩn trong tâm trí một khoảng thời gian dài (dù chỉ mới có 1 năm).

“Từ 5 năm trước. Trước kia, ta là những người khiêng đá cho pháp sư xây lâu đài.” Người trả lời câu hỏi đó là đứa lớn nhất ở đây, Raaja. Anh ta sẽ sắp 10 tuổi thôi, vì thế nên kế hoạch đã được định sẵn cho anh là làm đồng.

“Ồ, ra là vậy! Vậy những người lớn trong làng đã từng xây cả một toà lâu đài! Thật tuyệt vời!”

Và do đã đến gần hơn với danh tính thực sự của ngôi làng làm nông này. Tôi hào hứng trả lời.

Công việc của họ liên quan đến xây dựng dân dụng kìa!

“Pháp sư mới là những người tuyệt vời. Bố và mẹ chỉ khiêng đá mà thôi. Nhưng với ma pháp, Pháp sư có thể làm mọi thứ!”

Thật đấy à? Tôi khá ấn tượng với đám Pháp sư kia. Hay nói đúng hơn, đám Pháp sư kia chiếm lĩnh độc quyền quá nhiều công nghệ và kiến thức tại đất nước này[note36680]. Một màn che đậy công nghệ cực kì ấn tượng đấy. Sao lại che đậy nhiều đến thế! Tham quá vậy!? Và trên hết là mấy người không sợ dân chúng nổi loạn à!?

Sau đó, mấy cậu con trai lớn đều bắt đầu lên giọng phàn nàn

“Cơ mà khi ta giúp họ xây lâu đài thì lại không đói khổ như thế này. Làm đồng quả khó thật.”

“Mình nghe ngài lãnh chúa bảo rằng chỉ cần khai khẩn vùng đất, gieo hạt và tưới nước thì cây trồng sẽ phát triển và ta chỉ việc thu hoạch, nhưng cha mình bảo rằng mọi chuyện lại không phải vậy.”[note36673]

Rõ rằng là hồi phụ giúp xây lâu đài, lương thực và những thứ thiết yếu khác được cung cấp đầy đủ. Nhưng khi lâu đài được hoàn thành thì họ lại mất việc. Để tìm cho những người mất việc một chỗ mới, họ nhận một mảnh đất được đề nghị sống như một nông dân. Khi đó, họ được ban phát tối thiểu một lượng công cụ và hạt giống và được bảo rằng chỉ việc gieo hạt

Quốc gia cung cấp lương thực và những thứ thiết yếu khác được một vài năm nhưng rồi cũng ngưng.

Tôi nghe rằng “Một phần nông sản thu hoạch sẽ được đem đi đóng thuế và dân làng có thể giữ phần còn lại nên họ không cần lương thực nữa”[note36674]. Tôi tưởng rằng dân làng này chỉ là lũ không có chút trách nhiệm nào (kể cả bố mẹ tôi), nhưng nếu cả quốc gia cũng như vậy thì tôi cũng phần nào hiểu được.

“Nhưng lần này, khi Pháp sư đến, trưởng làng sẽ thảo luận về vụ mùa với ngài ấy. Xong ngài ấy sẽ làm gì đó với ma pháp và trên hết là từ nay ta sẽ được ăn cá và cỏ dại! Ta sẽ có thể thoả thích mà ăn uống!”

Maru đột nhiên nói lên với một cảm xúc mãnh liệt. Mọi người gật đầu đồng ý với từng từ của anh

Đúng vậy, ưu tiên trước mắt là ăn cho no cái đã.

Chấm dứt cái làng Garigari[note36675] này và trở thành làng Pochari[note36676] nào.

Bình luận (0)Facebook