• Bạn phải đăng nhập để sử dụng bookmark
Tùy chỉnh

Chương 1: Công thức ước nguyện (1)

Độ dài 953 từ - Lần cập nhật cuối: 2023-11-13 00:00:23

“Số lượng người yêu thích toán học rất ít ỏi.…”

Vào hôm nọ, ông nội tôi, một nhà toán học đã lẩm bẩm điều như thế. Tôi cảm thấy bức xúc đến kỳ lạ trước cách ông tỏ vẻ đầy tiếc nuối.

Ông nội là tiến sĩ toán học. Ông từng là giáo sư tại một trường đại học và thậm chí còn có bài viết được đăng trên các tạp chí khoa học nước ngoài.

Thật nản lòng khi ông suốt ngày than thở về tình trạng hiện nay.

Toán học đồng nghĩa với khoa học, tóm lại nó là kỹ thuật.

Miễn là có mục đích đề ra, toán học (kỹ thuật) có thể dẫn lối chúng ta trên con đường đạt được nó. Nếu có mục tiêu rõ ràng là “khiến cho mọi người yêu thích toán học”, tất cả những gì chúng ta cần làm là tạo nên công thức thiết yếu. Dễ như ăn bánh.

Hơn nữa, nhìn thấy bóng dáng lẻ loi của ông nội khiến tôi có chút buồn bã. Chỉ một chút thôi.

Vì vậy tôi đã đề nghị với ông rằng.

“Sao không để con tạo một phương trình toán học nhằm giải quyết nhỉ, ông nội?”

Ông quay lại với nét mặt hơi bất ngờ.

“Ồ, phương trình toán học à… Naoki, cháu nói những điều thú vị thật đấy. Cháu làm thử cho ông xem được chứ?”

“Tất nhiên rồi ạ. Dù sao thì sách giáo khoa sơ trung cũng vốn nhạt nhẽo.”

Tôi tự tin chấp nhận thử thách và bắt tay vào việc ngay.

Quả thật không hề dễ dàng gì.

Đương nhiên, đó là một vấn đề mà ngay cả ông nội tôi, người có bằng tiến sĩ, cũng phải vật lộn. Nhưng tôi quyết không bỏ cuộc.

Sau khi thức trắng đêm suy nghĩ, làm việc trong nhiều ngày liên tục và đọc qua những cuốn sách mà ông nội đã viết trong phòng của ông, cuối cùng tôi đã đi đến một phương trình nhất định.

Lúc tạo nên nó, tôi đã rất ngưỡng mộ tài năng của bản thân. Nhờ phương trình này, tôi tin chắc ít nhất một nửa dân số thế giới, tầm 3.5 tỷ người, sẽ trở nên yêu thích toán học.

Tôi tươi cười giới thiệu công thức tuyệt hảo mang tính đột phá cho ông nội.

“Hoàn thành rồi ạ! Phương trình này chính là đáp án!”

Tôi phấn khích tuyên bố.

Tuy nhiên, trái ngược với dự đoán rằng ông sẽ hét lên sung sướng, ông tôi chỉ lặng lẽ lắc đầu.

“Người ta vẫn sẽ không thích nó đâu.”

Tôi chẳng thể tin vào tai mình.

“Cái gì, ông đang đùa à!? Thế quái nào phương trình này lại không được chấp nhận? Với phương trình này, ta có thể vẽ… vếu!”

Nếu ta vẽ đường cong dựa trên phương trình này, cặp vếu tròn sẽ xuất hiện. Nhưng tại sao nó lại không được yêu thích?

Một bàn tay nhăn nheo, ấm áp đặt lên đôi vai run rẩy của tôi.

Trước khi kịp nhận ra thì ông nội đã nhìn tôi với ánh mắt nghiêm túc và chững chạc.

“Có lý do cả đấy, Naoki. Khi ai đó bác bỏ ý tưởng của cháu, cháu nên đặt câu hỏi. Cứ rên rĩ như vậy không phải là thái độ của một nhà toán học.”

Đó là những gì tôi bị trách móc. Thái độ nãy giờ của tôi chắc chắn là không đúng đắn. Tôi hít một hơi thật sâu và cố gắng đối mặt vấn đề.

“… T-tại sao, ông nội? Tại sao [Phương trình vếu] của con lại không khiến người khác thích toán học?”

Ông nội chăm chú nhìn tôi khi chân tôi chùn bước. Đôi mắt trí tuệ của ông như thể nhìn thấu tận sâu thẳm tâm hồn tôi, không bao giờ lây động. Rồi ông nói.

“Vếu thật thì tốt hơn chứ.”

“Cái gì cơ…!”

Không còn chối cãi gì nữa, đó là một kết luận hoàn toàn hợp lý.

Phương trình mà tôi đã dành bao ngày nghiên cứu liền đổ vỡ chỉ bằng một phản ví dụ duy nhất.

Lòng đau nhói nhưng tôi hiểu rõ. Đây là thực lực của một nhà toán học có bằng tiến sĩ. Dẫu đầu óc sắc bén, tôi đang là học sinh sơ trung và trình độ của tôi còn kém xa với ông..!

“Chết tiệt…..!”

Khi tôi nghiến răng, ông nội cười gượng nói:

“Muốn ai đó yêu thích toán học, ta phải khiến họ cảm giác như một nhà toán học giống ông đây. Có nghĩa là khiến cả hai thấy cùng một khung cảnh và thấy nó đẹp.

──Thay vì cố gắng để nhiều người yêu thích, thà chỉ có một người còn hơn. Ta phải nghĩ ra một công thức cho phép chúng ta chia sẻ cùng một khung cảnh và cùng một thế giới.”

“Hãy để họ nghĩ rằng thế giới đó thật đẹp đẽ…”

“Chính xác…. Cháu có biết lý do tại sao công thức này lại thất bại không?

“...Được tận mắt nhìn thấy vếu thật thì vui hơn chăng.”

“Chuẩn không cần chỉnh.”

“Vấn đề không nằm ở mức độ hoàn thiện của công thức. Con đoán là con đã sai sót trong cách tiếp cận… Con đang tạo nên công thức cho bản thân chứ không phải cho người khác…”

Tôi đã xuất phát ở sai vạch. Trời đất hỡi.

Một thất bại toàn tập! Xấu hổ quá đi mất!

“Naoki, cháu vẫn còn trẻ nên sẽ còn thất bại. Tuy nhiên, điều quan trọng là không được bỏ cuộc. Mỗi nhà khoa học đều sẽ trải qua thất bại một hoặc hai lần. Nhiệm vụ của chúng ta là hãy tiếp tục phấn đấu cho đến khi thành công.”

Tôi được ông an ủi.

“Ông ơi… nhưng mà…”

Rốt cuộc vẫn thất bại. Những lời đó cứ vang vẳng bên tai tôi.

Bình luận (0)Facebook