• Bạn phải đăng nhập để sử dụng bookmark
Tùy chỉnh

Chương 2 : Tôi bị Em bóp nghẹt

Độ dài 5,323 từ - Lần cập nhật cuối: 2019-10-29 05:00:58

Translator : Poro

Non edit

Tập 2 Chương 2 : Tôi bị Em bóp nghẹt

Tôi, một nhà văn nam sinh cao trung nổi tiếng, đang bị bóp nghẹt bởi cô em bạn học cũng là đồng nghiệp của mình.

Đây chính là tình trạng của tôi hiện giờ.

Tôi không cảm thấy đau đớn hay chút gì khó chịu, nhưng thật sự tôi đang chết dần.

“Cứu !”

Kẻ thốt lên câu cầu giúp không phải tôi, là Nitadori, người bóp nghẹt cổ tôi. Một từ dường như rất ngắn nhưng khi vang lên tôi lại nghe rất chậm và dài.

Tuy vậy, tôi vẫn không thể hiểu rõ ý cô ấy là gì.

Đã 5 giây trôi qua kể từ khoảnh khắc cô nàng làm tôi nghẹt thở. Sau đấy 2 giây, mọi suy nghĩ của tôi trở nên mơ hồ.

Bây giờ cơ chế bảo vệ của bộ não kích hoạt khiến tôi nghĩ tới những bóng sáng lập lòa ư ? Tôi đoán có lẽ nó có thể giúp tôi nhìn vào quá khứ để tìm ra một manh mối mà cứu chính mình.

Tôi vẫn nhớ rõ những gì Nitadori nói, nhưng tôi không có suy nghĩ gì về nó.

Cứ cho là vậy, tại sao Nitadori muốn giết tôi cơ chứ ?

Tôi không biết.

Tôi không biết lí do nào cả.

Thứ Năm, ngày 15 tháng Năm.

Thời gian trôi nhanh, và mới đó đã một tháng trôi qua sau buổi After Records, một học kì mới bắt đầu.

Tôi như thường lệ, ngồi trên chiếc ghế bên trái phía dãy cuối trong khoang ở chuyến tàu cao tốc thân thuộc.

Bầu trời chói rọi ánh sáng rực rỡ, nhưng có dự báo rằng hôm nay sẽ mưa ở Tokyo, bởi thế tôi đã xếp sẵn ô trong túi xách của mình.

Con tàu rời bến đúng giờ.

Sau việc luôn phải ngồi trên con tàu này cả tháng trời, tôi nhận ra một ngày đã kéo dài hơn. Khi đứng trên sân ga hôn nay, tôi cảm giác hôm nay sẽ nắng tốt đây.

Đã thực hiện tổng cộng 13 buổi After Records rồi, vậy thì ngày mai, sẽ là ngày 7, một nửa thời gian đã lướt qua.

Trong buổi làm việc đầu tiên, tôi có thể thấy Nitadori trong ở phòng thu âm, nhưng tôi không thể nhớ.

Suốt buổi làm việc thứ hai, tôi đã gặp Nitadori trên con tàu này lần đầu tiên.

Trong buổi thứ ba tới phiên làm việc lần sáu, chúng tôi đã cùng đi Tokyo cho 4 chuyến công tác sau đó, và tôi đã trả lời rất nhiều câu hỏi.

Những câu hỏi đó bao hàm mọi chủ đề, từ những suy nghĩ ngây ngô của tôi khi còn nhỏ, cho tới những dự định viết các tác phẩm của tôi trong tương lai.

Những nỗ lực trước khi vào làm việc cho Dengeki Bunko.

Phương pháp viết văn.

Phí xuất bản và thuế đi kèm.

Vậy, chủ đề cô nàng tính hỏi hôm nay là gì đây ?

Tôi đoán tôi có thể nói tất cả mọi thứ bây giờ, đúng vậy.

Nghĩ về điều này, tôi lại tiếp tục sắp xếp những khoảng trống trong dòng suy tư, và sau đó, tôi trông thấy cô gái với mái tóc đen mượt đang tiến tới.

“Xin chào, sensei, hôm nay anh thế nào ?”

“Tôi ổn, cảm ơn. Thế còn cô ?”

“Em cũng bình thường, cảm ơn anh.”

Đầu tiên, chúng tôi bắt đầu với một cuộc trò chuyện xã giao mà ngay cả những đứa nhóc tiểu học cũng có thể dịch sang tiếng Anh.

“Cho anh.”

Nitadori, người vừa đưa tôi một túi đồ, đã không vận váy hôm nay mà thay vào đó là quần jean, mặc cùng với một cái áo khoác xanh màu lá chuối và một cái áo len màu lam.

Nitadori di chuyển cái túi ra sau lưng và đặt áo khoác của cô lên đấy. Tiếp theo đó, cô nàng cẩn thận buộc tóc của mình lại, để mái tóc rủ xuống về phía vai phải trước ngực trước khi ngồi xuống.

Tôi nhận lấy cái túi từ cửa hàng tiện lợi.

“Để tôi cất vào. Cảm ơn.”

Với những âm thanh tựa như nhịp sóng vỗ, tôi lấy ra gói khoai vị muối biển và chai trà ra.

“Nghĩ về cái này, em luôn nhìn lưng anh hằng ngày ở trường, bởi thế em biết anh khá là hoạt bát. Có lẽ em sẽ nhìn lên bảng một chút nếu anh lờ đờ.”

“Tôi đoán thế.”

Nitadori luôn ngồi sau tôi mỗi ngày trong lớp. Không có lí do gì cho dù ở trong lớp, hay ở nơi nào trong trường, để chúng tôi nói chuyện với nhau.

Có lúc tôi ngang qua Nitadori trong hành lang, dù là thế, thậm chí nếu đó là tìm cô nàng, tôi cũng sẽ không cất lời với cô.

Nghĩ xem nào, tôi cảm thấy mối quan hệ này rất phức tạp. Khi nghĩ về điều đó, Nitadori luôn nói điều tương tự khi cô nàng ngồi cạnh tôi.

“Rất lạ... chúng ta ngồi gần nhau, người phía trước, kẻ phía sau trong lớp. Và cả trong buổi After Record, chỉ có một tấm kính cách âm chia giữa hai đứa, và bây giờ, chúng ta ở cạnh nhau...”

Cô nàng tỏ vẻ không tin vào điều này.

Và tại sao việc cô nàng không sử dụng câu “bên nhau vai kề vai” thay vào đó thành một bí ẩn.

Con tàu tiếp tục phóng như bay về phía trước.

Trong khi tôi vẫn nhai ngấu nghiến những lát khoai tây, người soát vé tàu đi tới để kiểm vé các hành khách.

Người soát vé hôm nay là một phụ nữ tôi chưa gặp bao giờ. Cô ấy có vẻ có một ấn tượng về việc chúng tôi luôn ngồi ở những dãy ghế này mỗi thứ Năm.

Sau khi kiểm xong vé, cô soát vé rời đi.

“Hai em luôn đi cùng nhau—thế hai em là gì của nhau vậy ?”

Cô soát vé không bao giờ hỏi những câu hỏi như thế. Tôi sẽ làm gì nếu cô ấy hỏi vậy ta, nhưng một nhân viên soát vé sẽ không bao giờ hỏi những điều riêng tư về hành khách.

“Bây giờ thì...”

Sau đó, như mọi khi, Nitadori bắt đầu khung giờ đặt câu hỏi của mình—

Hoặc tôi nghĩ vậy, nhưng tôi vẫn đói, bởi thế Nitadori đã nói về những vấn đề thời tiết.

Dựa vào dự báo thời tiết hôm nay, cô nàng nói, tiết trời Tokyo sẽ xấu, và khi tới phòng thu trong ngày tiếp theo, tôi nên cẩn thận khỏi bị ngã do trơn trượt.

“Erm... tôi không thể nghỉ ở nhà à ?”

Tôi hỏi khi tôi đang cuốn gói khoai tây lại.

“Chúng ta không phải đi lên trường mà !”

Nitadori cười khúc khích.

Tất nhiên, cả hai chúng tôi chỉ đơn thuần là đùa. Buổi After Records thật không vui tí nào. Mặc dù chúng tôi không phải đi học, nhưng vẫn phải đi làm. Chúng tôi không thể bỏ việc ngoại trừ một vài lí do chính đáng (một vài người sẽ hỏi nếu việc cúp học là đúng).

Trong quá khứ, mỗi khi một diễn viên lồng tiếng nghỉ do bị bệnh, những người khác sẽ cảm tưởng như anh ta vẫn đang ở quanh đây. Tôi thấy trò đùa này rất hấp dẫn đó, mặc cho nó chả lợi lộc cho cam gì.

Và suốt tuần kế, anh diễn viên lồng tiếng này sẽ tới phòng thu và thu âm một mình ở buổi ghi trước.

Tôi thấy nó rất khó khăn, và tại lúc đấy, tôi cảm động bởi diễn xuất ngoài sức tưởng tượng của họ.

“Bây giờ, em sẽ bắt đầu ghi chú hôm nay.”

Nitadori cầm trên tay cuốn sổ ghi chép mà tôi thấy tuần trước.

Tôi nhớ tôi thấy nó là vào buổi nói chuyện về thu nhập và thuế má. Nitadori đã không mở cuốn sổ đó trong suốt hôm đó.

“Chắc cô đã chuẩn bị nhiều câu hỏi rồi phải không ?”

Tôi hỏi.

“Yep. Em đã chuẩn bị một vài chủ đề hay nói cách khác nhiều dạng câu hỏi. Nếu anh muốn giải thích thêm thì cứ tự nhiên, sensei. Bên cạnh đó, nếu có những câu hỏi xúc phạm anh thì hãy thứ lỗi cho em. Nếu câu hỏi đó anh không thể trả lời vì bí mật công việc thì hãy nói thẳng với em ‘em không nên hỏi những câu hỏi này’ nha.”

“Được rồi.”

“Bây giờ--”

Đúng lúc này, Nitadori mở cuốn sổ của mình ra.

Tuy nhiên, cô nàng lại chú ý không để tôi nhìn vào trong đó, cô nàng chỉ ngón tay mình vào tờ giấy.

“Erm...”

Cô nàng có cần phải lo lắng khi có nhiều câu hỏi quá không nhỉ ?

Tôi bắt đầu lo rằng điều gì sẽ xảy ra nếu tôi từ chối trả lời câu hỏi mở đầu nhỉ ? Liệu nó có làm hỏng tâm trạng Nitadori ? Hay là nó sẽ gây hiệu ứng ngược và làm cô nàng thấy tội lỗi để rồi nhút nhát trở lại ?

Chính xác cái gì là vấn đề Nitadori đang ám chỉ--

“Erm, điềunày—khi phát hành một cuốn sách, anh sẽ kí hợp đồng với nhà xuất bản, đúng chứ ạ ? Nếu anh phải làm như thế, anh sẽ làm như thế nào ?”

“Phew.”

“Tại sao anh thở phào thế ?”

“À, không, tôi chỉ đang đoán xem tôi sẽ làm gì nếu tôi không thể trả lời câu hỏi này.”

“Ahaha. Em đoán câu hỏi này ổn với anh, đúng không ?”

“Đương nhiên.”

“Vậy câu trả lời là ?”

“Đúng vậy.”

Với trường hợp của tôi—tôi sẽ kí một ‘hợp đồng xuất bản’.

Đó là một dạng hợp tác bằng cách kí 4 tờ giấy in A4 được đóng ghim bên góc trái. Tất nhiên, đây cũng là phương thức Dengeki Bunko sử dụng. Tôi không biết phương thức mà các công ty hay ban biên tập sử dụng là gì.

Tôi chìa ra bản sao của hợp đồng, rồi nói,

“Đây là các điều khoản trên đó... tôi đã dành nhiều công sức để đọc chúng, không thừa đâu, mặc dù tôi không thể nhớ rõ chi tiết.--”

Tôi đã nói trong suốt tuần trước đó rằng ’50 tái bản đầu tiên được in là dành cho hàng khuyến mãi, bởi thế nó không được tính trong phí xuất bản’. Chính điều khoản này cũng được thể hiện rõ ràng trong hợp đồng.

Rất thú vị khi hợp đồng ghi rằng ‘khi một tác giả mua một quyển sách, anh ta được đặc quyền hưởng giảm giá 20%’. Mỗi khi một tác phẩm được xuất bản, tôi sẽ nhận 10 bản in, và cho mỗi lần tái bản, tôi cũng được nhận thêm, bởi thế việc gì tôi phải sử dụng điều khoản trên để mua sách chi cho mệt.

“Bên cạnh đó, cô cũng cần phải điền đầy đủ thông tin địa chỉ và họ tên trên hợp đồng. Ở trường hợp này, cô bắt buộc phải dùng tên khai sinh của mình, dán tem lên đó, và thế là xong. Tất nhiên, có một điều là tên công ty và tem đã được dán sẵn trên hợp đồng rồi.”

Hợp đồng bao gồm công việc của tôi trong suốt chiều dài tiểu thuyết, bởi thế tôi chỉ kí đúng một hợp đồng.

Trước khi ‘Vice Versa’ được phát hành, tôi đã đóng dấu ở ban biên tập. Hợp đồng đã được in thành hai bản, một bản được đưa cho tôi giữ.

“Em thấy... nhà xuất bản rất tận tâm với thứ gì họ làm.’

Nitadori cất lời, nghe có vẻ cô nàng đang ấn tượng. Vì thế, tôi cảm thấy tôi phải nói vài điều.

“Yeah. Bên cạnh đó—không một ai kí hợp đồng cả.”

“Cái gì ?”

“Tôi đã kí một hợp đồng trước khi tác phẩm của mình ra thị trường, chỉ là--”

Một tiền bối đã nói với tôi vài điều trong bữa tiệc cuối năm.

Khi chúng tôi trò chuyện trong buổi tiệc này, và tôi nói tôi đã kí hợp đồng trước khi tác phẩm của mình được phát hành, người đó bảo tôi rằng.

“Ah, tôi cũng đã kí một hợp đồng tại thời điểm tác phẩm của mình ra mắt.”

“Eh ?”

Lí do tôi sửng sốt là vì người này đã viết chuyên viết văn cho nhà xuất bản Dengeki Bunko vài năm trước đó rồi.

Anh ấy đã xuất bản những cuốn sách của mình trong hơn 10 năm, và tác phẩm của ảnh đã được chuyển thể thành anime.

“Eh ? Trong trường hợp đó, erm... tác giả đó đã làm gì trong suốt 10 năm ?”

Nitadori hỏi một câu rất hợp lí.

“Tôi đã hỏi câu hỏi tương tự vậy.”

“Sau đó.”

“Anh ấy trả lời rằng, ‘oh, luôn có thỏa thuận bằng miệng mà’.”

“...”

Thật không khó đoán khi Nitadori khựng lại.

Thành thật mà nói, lúc đó tôi cũng như cô nàng thôi, việc đó làm tôi bất ngờ.

Sẽ là bình thường nếu tiền vẫn chảy vào túi tôi, nhưng tôi đã sốc bởi những điều kì lạ mà nhà xuất bản đã thực hiện ngay khi tôi cho rằng tôi phải kí hợp đồng.

Và nhiều thứ hơn thế nữa.

Sau khi nghe câu chuyện của chúng tôi tại bữa tiệc, một nhà văn khác cạnh tôi đồng tình, cất lời.

“Ah, tựa như cậu đây, tôi cũng vừa kí một hợp đồng. Tôi cũng không biết gì về hợp đồng xuất bản trước đó cả.”

Sau đó, một tiền bối khác tham gia tranh luận,

“Không, chờ xíu. Tôi đã kí hợp đồng trước khi tôi ra mắt sao ?”

“Tôi cũng vậy này...”

Nói cách khác, đó là những người ‘đã kí hợp đồng trước khi ra mắt’, và những người ‘chưa kí hợp đồng’. Bây giờ tôi tự hỏi tại sao nó lại như thế... Tôi đã biết câu trả lời của mình.

Những người chiến thắng giải thưởng Dengeki Bunko sẽ được kí hợp đồng.

Còn những người được giới thiệu mà không có một hợp đồng nào trong tay là những người không có giải, và được đề cử thay vào đó.

Nhưng bằng cách nào đó, khi tôi kí hợp đồng, tôi đoán mọi người khác cũng sẽ có một hợp đồng sớm thôi.

“Đó là như vậy, tôi nghĩ thế.”

Tôi trả lời câu hỏi đầu tiên, nhưng tôi không biết liệu nó có thỏa mãn kì vọng của cô nàng chưa.

“Bây giờ, câu hỏi tiếp theo là--”

Nitadori mở cuốn sổ ra.

“‘Tính bảo mật’ của tác giả bao gồm những gì ? Những diễn viên lồng tiếng thì không thể xuất bản những tác phẩm sách, kịch bản và nhiều thứ khác rồi, bởi thế em đoán các nhà văn đều phải ý thức về điều này ?”

“Hm.”

May mắn thay, đây là một câu hỏi tôi vẫn có thể đưa ra đáp án.

Có lẽ Nitadori đã cố tình chọn câu hỏi dễ nhất cho tôi.

Tính bảo mật—

Nói nghiêm túc thì, nó có vẻ liên quan tới ‘nghĩa vụ hợp pháp’, bởi thế tôi chả biết nó có phải là một dạng luật ngầm giữa các nhà văn hay không.

Tôi sẽ coi thuật ngữ này như là ‘tới khi một tác phẩm được chính thức xuất bản, không ai có thể tiết lộ những thông tin tác phẩm cho những người không liên quan’.

“Cách dễ nhất để hiểu điều này là ngày tác phẩm phát hành. Ví dụ là, một khi Dengeki Bunko quyết định ngày xuất bản, không ai được nói về thông tin đó tới khi có thông báo đúng về việc chính thức phát hành. Tạp chí Dengeki Bunko sẽ là cách sớm nhất để biết thông tin, thông thường ngày phát hành luôn được đề trên tạp chí trước khoảng 2 tháng. Tuy thế vẫn có ngoại lệ, như là một sự kiện thông báo chẳng hạn.”

“Thế, nếu anh thông báo trên blog hay twitter trước khi--”

“Tất nhiên là không có chuyện đó.”

“Vậy ngoài chuyện đó là gì ạ ?”

“Như là các sự kiện, thông tin buổi gặp mặt tác giả... ah, vẫn có thứ quan trọng hơn nhiều.”

“Như là gì ạ ?”

“Những tin tức về anime hoặc những trên những tác phẩm có truyền thông đưa tin, đặc biệt là tác phẩm chuyển thể. Đa số những tin tức thông báo sẽ làm thành những sự kiện, bởi vậy cần phải giữ bí mật tới lúc sự kiện diễn ra cho bất cứ giá nào.”

(Chú thích Poro : Bản tiếng Anh có một từ là cross-media, theo mình tìm hiểu nó nghĩa là cách kết nối bằng nhiều phương thức khác nhau để “chạm” tới khán thính giả.)

Đối với tôi, tôi đã xử lí thông tin ‘Vice Versa’ được chuyển thể một cách cẩn trọng. Đó là vì đội ngũ nhân viên và số tiền bỏ ra trong sự kiện này có khi còn nhiều hơn doanh số bán ra của sách. Nếu tôi không nghỉ học lúc đó, tôi đoán tôi sẽ để lại tin xấu trên báo, đến mức tôi không thể nói với mẹ luôn ấy.

“Em hiểu... vậy ra điều này cũng tương tự như diễn viên lồng tiếng luôn.”

Nitadori cất lời, nhưng tôi nghe thanh âm của cô – một diễn viên lồng tiếng – luôn rắn rỏi hơn những nhà văn bọn tôi.

Khi họ nghe tin về một buổi thu âm, họ sẽ biết rằng tác phẩm của mình đã được chuyển thể. Đó là cách họ sẽ biết sớm hơn, thêm vào đó, đó không chỉ là một tin vui đơn thuần cho họ. Tất nhiên, họ không được để lộ thông tin rò rỉ, bởi thế các nhà văn phải có trách nhiệm bảo mật thông tin.

Để chủ đề đó qua một bên, tôi tiếp tục,

“Nếu tôi biết được tin tức của một nhà văn khác, đương nhiên tôi không được tiết lộ. Trong suốt bữa tiệc tất niên cuối năm, tôi đã học được nhiều điều khi giao tiếp với các tiền bối... có người nói rằng những nhà văn được kí hợp đồng sẽ chắc chắn có được ít nhất một tác phẩm chuyển thể.”

“À ra thế... sau cùng chúng cũng là những thứ xuôi theo dòng.”

“Dù gì đi nữa nếu có một tin tức về một ai, chúng tôi phải thể hiện với nó bằng những biểu lộ thường ngày, không được ngạc nhiên hay bất cứ gì. Đặt tin tức của tôi một bên, tôi không thể để rò rỉ bất cứ gì về ý tưởng tập cuối các tiểu thuyết của nhà văn khác nếu biết.”

Đây cũng là điều tôi nghe ngóng được—

Nó được nói rằng trong quá khứ, một nhà văn hay một người minh họa có thể tới ban biên tập và lấy về một quyển sách mới từ Dengeki Bunko trước khi nó được chính thức phát hành.

Những đầu sách được phát hành vào đúng ngày 10 hằng tháng, nhưng chúng đã được gửi tới ban biên tập từ cuối tháng trước đó. Ban biên tập sẽ dành ra 10 bản cho nhà văn. Việc đó tuy còn phụ thuộc vào những ngày lễ trong năm, nhưng họ cụ thể sẽ gửi nó vào ngày 29 hay ngày 30 của tháng.

Bởi thế trong suốt thời gian này, từ ngày đầu tháng tới ngày 10, chỉ một người có thể nhìn thấy các bản in tập sách mới ở ban biên tập thôi. Bất cứ ai mà xuất hiện trong buổi họp có thể lấy một cuốn để đọc.

Trong quá khứ, miễn là bất cứ ai yêu cầu về nó, anh ta có thể thu hồi sách lại (nó không được xem như là một phần phí xuất bản, bởi vậy nhà văn khá không thoải mái về việc này). Mặc dù chúng tôi bây giờ không được lấy chúng nữa, nhưng nó xem như một cách ngăn ngừa rò rỉ thông tin.

“Thông tin cá nhân cũng như là thông tin công việc; nó cần được bảo mật an toàn.”

Tôi nói thêm vào.

“Trong số các tác giả tôi gặp ở bữa tiệc tất niên, có một người đã giấu đi danh tính của mình. Đó cũng là người đã tiết lộ thông tin cá nhân của anh ta, nhưng lại chưa bao giờ được thấy mặt.”

“Oh, họ giống anh nè, sensei.”

“Đúng họ giống tôi thật. Vì thế, tôi phải bảo mật thông tin người khác như của mình và chắc chắc rằng tôi cẩn thận với nó. Tôi không có nhiều cơ hội để tiết lộ bản thân, bởi thế tôi thấy việc giữ bí mật rất dễ đấy.”

“Anh không có một blog, tài khoản Facebook, Twitter hay bất cứ thứ như vậy ư.”

Tôi gật đầu.

Tôi không thể xài mấy thứ đó khi tôi phải bảo mật danh tính. Đúng như vậy, vẫn có người có thể dùng mạng xã hội, nhưng tôi không. Tôi chắc chắn sẽ làm lộn xộn mọi thứ mất.

Nghĩ về nó, tôi thật sự tò mò vài thứ muốn hỏi với Nitadori.

“Nói về điều đó... Nitadori, cô từng viết blog hay gì đó chưa ?”

“Ah, erm... Em đoán là...”

Một chút không tự nhiên hiện trên khuôn mặt Nitadori, cô nàng lắp bắp.

“Em đã từng... nghĩ sẽ viết một bài blog. Đặc biệt là khi em được diễn một nhân vật được đặt tên lần đầu tiên.”

Chú thích Poro : Bản tiếng Anh ghi là “named character” có nghĩa là một nhân vật phụ, nhân vật quần chúng, nhân vật chính,... miễn là có tên gọi trong tác phẩm chứ không phải một nhân vật vô danh.

“Nhưng cô chưa làm mà nhể ?”

“Hm, well... Em có một chút đắn đo. Mà em không phải sợ viết văn đâu nhé... chỉ là em sợ những bình luận gạch đá từ độc giả ấy.”

"Ah, I see."

“Ah, tôi hiểu.”

Tôi hiểu cảm xúc này.

Trên internet luôn đầy rẫy những bình luận ném đá như vậy.

Và như vậy, những lời lẽ đó chính là thứ để lại kí ức khó phai.

“Sensei, thật sự là anh không quan tâm tới những bình luận và đánh giá trên mạng hả ? – Em, thật ra, luôn muốn hỏi điều này lâu rồi.”

“Có, và không.”

“Là sao ?”

Không có thật sự một nhà văn nào không quan tâm tới bình luận của độc giả cả.

Nếu có ấy, thật sự người đó hẳn rất cứng cỏi.

Bao gồm cả tôi, mọi nhà văn được xuất bản sách thật ra đều sẽ quan tâm tới góp ý và phê bình của độc giả đấy. (Tất nhiên, họ sẽ quan tâm tới doanh số bán sách nữa.)

Trong quá khứ, những phản hồi được gửi thư tới từ độc giả. Khi một tác phẩm được ra mắt, độc giả sẽ viết thư và nói cho nhà văn biết cảm xúc của họ với tác phẩm ra sao.

Nhờ sự phát triển của internet, chúng ta đã được biết đánh giá của họ nhanh hơn trước.

Tôi nhận ra từ cộng đồng mạng, qua những hình ảnh ẩn danh, những blog cá nhân trên Twitter, Facebook, và vô vàn mạng xã hội khác, tôi có thể biết độc giả nghĩ gì về ngày những cuốn sách xuất bản ra thị trường.

Tuy nhiên, luôn có hai mặt về điều này.

Tôi chưa bao giờ nói với Nitadori việc này. Ban biên tập sẽ sàng lọc những lá thư độc giả gửi tới, và đương nhiên những lá thư phỉ báng tác giả sẽ không có cửa được giao tận tay.

Đây là thứ khác với internet.

Mặt khác, miễn là tác giả xem trên mạng, anh ta sẽ có thể thấy những đánh giá tiêu cực, và không qua kiểm duyệt.

“Sensei, anh đã từng đọc những đánh giá liên quan tới tác phẩm của anh chưa ?”

Câu trả lời là có. Yeah, tôi đáp ngắn gọn.

“Trong toàn bộ những tác phẩm có mặt trên thị trường tới nay... đã có ai chê bai tác phẩm của anh chưa ạ ?”

“Tất nhiên. Đời mà.”

Huh? Nitadori lẩm bẩm khi cô nàng khẽ nghiêng đầu.

“Em đang nghĩ... ý anh là sao?”

Tôi đáp lại.

“Tôi đã chọn cách quên nó đi.”

Còn người đã dạy tôi điều này—

Nói thật, tôi quên rồi.

Liệu đây có là thứ tôi đã nghĩ tới không nhỉ? Hay nó là thứ mà ban biên tập lẫn các biên tập viên khác nói với tôi? Hoặc nó chỉ là một lời tư vấn của một nhà văn nào đó tôi gặp? Cũng có thể tôi đọc nó từ một quyển sách chăng.

Nhưng mỗi khi tôi đọc những đánh giá trên mạng, chắc chắn tôi luôn suy nghĩ.

“Chỉ đọc nhưng phản hồi tích cực, lơ đi những gạch đá.”

Phương pháp đấy.

“Vậy thông thường... anh xử lí việc làm này như thế nào?”

Nitadori vừa hỏi vừa ghé sát mặt cô nàng gần tôi.

Tôi trả lời đồng thời đảo mắt qua bên cạnh.

“Quả là không khó gì. Đầu tiên--”

Tôi đọc tất cả bình luận mà mình thấy được trên mạng.

Vẫn có những bình luận tốt trên internet.

Không, tôi cảm thấy vẫn còn nhiều những bình luận mang tính động viên hơn ác ý đấy chứ. Đó là thứ tôi nghĩ.

Nếu tôi chủ động tìm, tôi sẽ thấy,

“Nó rất thú vị.”

“Có vẻ rất vui.”

“Tôi rất muốn đọc tiếp tập sau.”

“Mỗi nhân vật đều có những nét rất riêng...”

Và hơn thế nữa. Trên đó chỉ là vài câu bình luận đã khích lệ công việc của tôi, ‘tác phẩm tuyệt vời’.

Và tôi sẵn lòng đón nhận những lời khen đấy.

Trong khi đọc, tôi cũng bộc lộ sự cảm ơn chân thành, và sử dụng những lời ngợi ca đó làm động lực để cố gắng hơn.

Thêm vào đó, tôi vẫn nhớ địa chỉ cái trang mà tôi đã đọc những điều trên đấy.

Tuy nhiên vẫn có,

“Tác phẩm gì đây? Nhạt không thể tả.”

“Trả tiền mua sách đây.”

“Một cuốn tiểu thuyết thất bại.”

Những gạch đá được “quăng” lên—

Nếu tôi đọc những câu đó—

“Anh sẽ làm gì?”

“Tôi sẽ quay trở lại ngay lập tức.”

“Trở lại? Đâu cơ?”

“Trở lại trang web mà khen ngợi tôi á.”

“Ah!”

Mỗi khi tôi đọc những phản hồi trên internet, tôi luôn xem những trang mà khen ngợi tác phẩm của mình.

Tôi luôn sử dụng những câu động viên ấy làm tiền đề để lơ đi những lời chê đối với quyển sách tôi viết ra. Tôi nghĩ luôn có những người sẵn sàng nói những điều tốt đẹp cho tác phẩm của tôi, và thế là hết cho những điều tôi nói về những phản hồi trên mạng.

Thậm chí nếu một ai cảm thấy tôi thật đáng kinh tởm, tôi vẫn sẽ không từ bỏ phương pháp trên đâu.

“Em hiểu...”

“Tôi từng đọc một câu trích trong sách như này ‘nếu một ai phê phán một tác phẩm nghệ thuật, thì tác giả đừng nên nói câu xin lỗi’.”

“Oh?”

“Và mặt khác, tôi phải nói điều này không chút quan ngại ‘thật là đáng tiếc khi nó không hợp khẩu vị của bạn’. Khi tôi lần đầu đọc những dòng trên, tôi thật ra chẳng hiểu gì cho cam, mãi tới khi tôi trở thành một nhà văn... tôi mới thật sự hiểu ý nghĩa của nó.”

“Nói cách khác--”

Nitadori nhìn nghiêm túc vào tôi trong lúc cô nàng cất tiếng,

“Anh đã làm một ‘bữa ngon lành’, và anh không cần quan tâm tới người khác thích nó hay không?”

Tôi gật đầu chắc nịch.

“Đúng. Bởi vì tôi không còn lựa chọn nào cả. Khi tôi viết ra tác phẩm này, tôi thấy nó rất thú vị. Tôi chắc hẳn không tính sẽ đem một tác phẩm vô nghĩa tới ban biên tập. Thêm vào đó, tôi nghe theo ban biên tập, và chỉnh sửa tác phẩm của mình để nó hoàn thiện hơn.”

“Yeah.”

“Đó là cách tác phẩm ra đời... bởi thế dù bình luận có là như nào, tôi vẫn không thể thay đổi lịch sử. Nếu mọi người ủng hộ tác phẩm và nói rằng ‘nó tuyệt’, tôi sẽ rất vui. Tuy là vậy, tôi biết cuộc sống luôn có hai mặt. Tôi có niềm tin mạnh mẽ rằng tôi không thể bơ đi toàn bộ suy nghĩ của người đọc được chỉ vì những chỉ trích. Vì thế, tôi chọn cách không quan tâm.”

Tất nhiên, tôi tin đó là ‘thương cho roi cho vọt’.

Chú thích Poro : Ở đây bản tiếng Anh ghi ‘harsh criticism born out of kindness’, mang nghĩa ‘những chỉ trích tồi tệ đều sinh ra từ lòng tốt’ nên mình dịch theo một thành ngữ Việt Nam là ‘thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi’.

Như ví dụ sau ‘Nó sẽ hay hơn nếu phần này thay đổi như này’. ‘Phần này câu chữ không được chuẩn. Nên viết lại’. Tôi đôi lúc cảm thấy rằng ‘yeah, anh chàng này góp ý đúng đấy chứ’.

Nhưng dù thế thì—

Một tác giả không thể để mình bị cuốn theo quan điểm của người ngoài cuộc được.

Không quan trọng mọi người sẽ nói sao (ngoại trừ ban biên tập), tôi cũng sẽ viết câu chuyện trên những ý tưởng của mình.

Nếu nó bán ngon lành, đó sẽ là một thành công cùng với ban biên tập, và chúng tôi sẽ làm việc chăm chỉ để ra mắt tác phẩm kế tiếp.

Còn nếu nó ế chỏng queo ra đó, thì nghĩa là chúng tôi đã thất bại. Chúng tôi cũng phải nỗ lực để tác phẩm sau bán chạy hơn.

“Một khi đọc và nghe những nhận xét về quyển sách của mình—tôi luôn nghĩ tới truyện ngụ ngôn Aesop ‘The Miller, the Boy and the Donkey’.”

Tôi đã đọc câu truyện trên khi nào nhỉ?

Tôi không thể nhớ rõ, nhưng tôi có lẽ sẽ không quên nó trong suốt cuộc đời của mình.

“Erm... câu truyện gì vậy ạ? Em nghĩ em đã đọc nó đâu rồi.”

Nitadori hỏi.

“Well, một ngày, Ông chủ và đứa con của ông ta dắt con lừa ra ngoài để bán nó—“

Một người đi đường nói với họ như này, ‘không phải sẽ dễ hơn nếu cưỡi con lừa ư?’. Thế là Ông chủ cho đứa con của ổng cưỡi lên con lừa.

Rồi một người khác gặp họ nói, đứa con nên hiếu thảo xíu, hãy để người cha cưỡi nó đi. Rồi, người cha kêu con trai xuống và tự mình cưỡi lên con lừa.

Nhưng rồi, họ lại gặp người khác, và anh ta bảo cả hai bố con đều có thể cưỡi nó mà. Và, họ cùng cưỡi con lừa.

Tiếp nữa, họ lại gặp một người khác, anh này lại nói cưỡi một con lừa trông thật chả đẹp đẽ gì cả.

“Ah! Tới đây em nhớ rồi!—Để khỏi bị chê cười, họ cuối cùng buộc con lừa lên một cái cây và gánh nó. Nhưng con lừa động đậy và rồi nó rơi tuột xuống dòng sông. Đó chính là cái kết của câu truyện, đúng không ạ?”

“Yep yep.”

“Vậy ra đó là ngụ ngôn Aesop... Em không biết đấy. Câu truyện này khuyên chúng ta nên vững như kiềng ba chân, không nên bị dao động bởi ai đó nói ngả nói nghiêng, để rồi rơi vào chuyện không may, đúng chứ?”

“Yeah. Bên cạnh, câu truyện này cũng phản ánh tình trạng của nhà văn hiện nay... rằng là không một tác phẩm nào có thể thỏa mãn độc giả, miên là ai đó ủng hộ nó, nhà văn sẽ ghi nhớ lại—đó là thứ tôi nên phát huy.”

Tôi đã đọc câu truyện này ở đâu đó trước đây.

Một lúc nào đó nhà văn sáng tác, họ luôn cần một thứ gì đó, một thứ mà quan trọng hơn máy tính, bút mực và những tài liệu nghiên cứu.

Đó là ‘sự tin tưởng vào bản thân’.

Tin tưởng vào bản thân là tin rằng tôi có thể viết được.

Tin tưởng vào bản thân là tin rằng tôi có thể tạo ra một tiểu thuyết xuất sắc.

Như vậy, tôi sẽ mượn sức mạnh từ những người ủng hộ mình,

Nói cách khác, tôi không cần sức mạnh của những ai không ủng hộ tôi.

“Từng có câu nói cho rằng con người sẽ tiến bộ miễn là họ được khích lệ. Điều này chắc chắn đúng với các nhà văn.”

“Không phải ‘nhà văn cũng là con người’ sao?”

“Ah... yeah, đúng đúng.”

Bình luận (0)Facebook